Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

10 mẹo chữa ngủ mơ hiệu quả

Tình trạng ngủ mơ khiến không sâu giấc, làm giảm hiệu quả giấc ngủ, và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi nếu không khắc phục trong thời gian dài. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đế bạn 10 mẹo chữa ngủ mơ hiệu quả được chia sẻ bởi các giảng viên trường Cao đẳng Y Hà Nội.

Tắm nước ấm vào buổi tối

Khoa học đã chứng minh tắm nước ấm có rất nhiều công dụng, đặc biệt là giúp thư giãn hệ thần kinh, giúp tâm trí thoải mái và kích thích khí huyết lưu thông.

Tắm nước ấm giúp giấc ngủ sâu, hạn chế tối đa tình trạng ngủ mơ
Tắm nước ấm vào buổi tối giống như một liều thuốc bổ, khiến giấc ngủ đến nhanh hơn, sâu hơn và hạn chế tối đa những cơn mơ

Tắm nước ấm vào buổi tối giống như một liều thuốc bổ, khiến giấc ngủ đến nhanh hơn, sâu hơn và hạn chế tối đa những cơn mơ khiến con người trở nên mệt mỏi.

Nằm ngủ đúng tư thế

Tư thế ngủ khá quan trọng. Việc ngủ trong tư thế không thoải mái như nằm co chân, nằm sấp, chỉ nằm nghiêng một bên là những nguyên nhân khiến máu khó vận chuyển lên não và hệ thần kinh không được thư giãn.

Nằm ngủ đúng tư thế giúp giấc ngủ sâu hơn
Khi ngủ, cần giữ lưng luôn thẳng, tránh gối đầu quá cao hay quá thấp và nên kê thêm một chiếc gối mềm ở phần gối để hông được cân bằng

Để hạn chế tình trạng ngủ mơ, các bạn nên tập cho mình thói quen ngủ đúng tư thế. Cụ thể, bạn cần giữ lưng luôn thẳng, tránh gối đầu quá cao hay quá thấp. Để giấc ngủ sâu và ổn định hơn, bạn hãy trang bị thêm một chiếc gối mềm tại phần gối để hông được cân bằng.

Hạn chế căng thẳng

Thông thường, nội dung những giấc mơ thường tái hiện lại một phần những sự kiện ra ngoài đời thực. Do vậy, nếu đang có vấn đề lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng thì việc ngủ mơ, thậm chí gặp ác mộng là điều khó tránh khỏi.

Cần hạn chế căng thẳng để giấc ngủ sâu hơn
Nếu đang có vấn đề lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng thì việc ngủ mơ, thậm chí gặp ác mộng là điều khó tránh khỏi

Do vậy, để đảm bảo sâu giấc, bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh để giải quyết vấn đề áp lực, đồng thời cố gắng thư giãn, thả lỏng trước khi ngủ nhé!

Nói không với chất kích thích

Thường xuyên uống rượu bia khiến cho cơ thể khi ngủ luôn trong tình trạng mê man, “lơ lửng”. Đặc biệt, với những có tiền sử dễ ngủ mơ thì bia rượu hay các chất kích thích càng làm cho biểu hiện ngủ mơ, thậm chí là mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Cần tránh xa các chất kích thích
Cần đặc biệt tránh xa Caffeine, Nicotine – những hoạt chất làm kích thích hệ thần kinh gây ra khó ngủ

Để hạn chế, khắc phục trình trạng trên, bạn cần đặc biệt tránh xa Caffeine, Nicotine – những hoạt chất làm kích thích hệ thần kinh gây ra khó ngủ. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc như amphetamine, thuốc an thần, thuốc chẹn beta trong trong trường hợp cần thiết để không gặp những cơn ác mộng khi ngủ.

Thanh lọc tiếng ồn khi ngủ

Một nơi có quá nhiều tiếng ồn bên ngoài có thể khiến con người khó vào giấc, giấc ngủ không sâu và dễ ngủ mơ.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lựa chọn một phòng thuê tại vị trí yên tĩnh (nếu đi ở trọ), hoặc lựa chọn chất liệu cửa, tường cách âm – nếu nơi ngủ thường xuyên cũng chính là nhà của bạn.

Sắp xếp phòng ngủ khoa học, phù hợp

Không gian phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố tác động đến giấc ngủ. Để giấc ngủ sâu, hạn chế những cơn mơ, khi sắp xếp phòng, bạn cần chú trọng một vài lưu ý sau:

  • Bày trí các vật dụng trong phòng gọn gàng, ngăn nắp, lau dọn thường xuyên, tránh bụi bặm
  • Nên lựa chọn đồ tại phòng ngủ chủ yếu là các gam màu tối
  • Không để các thiết bị điện trong khu vực giường ngủ. Với điện thoại cần để chế độ máy bay hoặc xa vị trí đầu, tim khi ngủ.

Tích cực vận động trong ngày

Hằng ngày, nhiều người làm công việc văn phòng 8 tiếng, dẫn tới tình trạng ì ạch, không thoát được mồ hôi, đau mỏi lưng, vai gáy, và không có thời gian vận động. Điều này tưởng chừng không liên quan tới giấc ngủ nhưng thực tế lại khiến bạn ngủ không ngon và dễ ngủ mơ.

Cần chú ý vận động mỗi ngày
Nên dành khoảng 1h buổi tối để tập bài thể dục đơn giản, hay một bộ môn thể chất như yoga, nhảy hoặc gym

Do vậy, bạn nên cố gắng thay đổi tư thế khi có thể, đồng thời dành khoảng 1h buổi tối để tập bài thể dục đơn giản, hay một bộ môn thể chất như yoga, nhảy hoặc gym. Tuy nhiên, cần chú ý bài tập thư giãn cuối buổi tập để cơ thể trở về trạng thái cân bằng, giúp giấc ngủ sâu hơn nhé!

Thư giãn với nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ

Áp lực công việc, cuộc sống đôi khi khiến bạn chìm trong một luồng suy nghĩ miên man, khó chìm vào giấc ngủ.

Với những ngày như thế, bạn nên tìm đến những bản nhạc không lời nhẹ nhàng để có cảm giác thư thái, quên đi áp lực, dễ dàng vào giấc và hạn chế tình trạng ngủ mơ.

Duy trì ngủ đủ thời lượng, đúng giờ

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên duy trì giấc ngủ đảm bảo từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bạn được tái tạo năng lượng, tỉnh táo vào ngày hôm sau mà còn khá hữu hiệu trong việc giảm những cơn mơ.

Cần chú ý ngủ đủ thời lượng
Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên duy trì giấc ngủ đảm bảo từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày

Thời điểm ngủ lý tưởng là trước 23 giờ, nên nằm thư giãn trước 15 phút. Đặc biệt, cơ thể con người cần đặc biệt được nghỉ ngơi trong khung thời gian từ 23 giờ đến 2h sáng. Đây là khoảng thời gian để tái tạo toàn bộ các hệ cơ quan, giúp cơ thể đủ năng lượng cho ngày làm việc hôm sau.

Ăn bữa tối đủ no và hạn chế ăn khuya

Một bữa tối đủ chất, đủ no và đi ngủ đúng giờ là yếu tố quan trọng giúp tránh tình trạng đầy bụng, đói bụng hay ngủ mơ.

Để đáp ứng yêu cầu này, bạn hãy duy trì ăn uống đúng giờ, nên ăn một chút cơm tẻ, uống lượng nước vừa đủ và có sự điều chỉnh nhất định nếu bị no, đói vào buổi tối muộn hay khi đang ngủ.

10 mẹo chữa ngủ mơ hiệu quả được chúng tôi cập nhật trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về cơ chế giấc ngủ, yếu tố tác động và ghi lại được những mẹo hữu ích riêng cho bản thân mình. Chúc các bạn áp dụng hiệu quả, luôn có giấc ngủ ngon và đừng quên chia sẻ tại mục bình luận để nhận giải đáp, tư vấn từ các giảng viên trường nhé!

 

Leave a Reply