Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

12 Điều y đức của ngành y tế Việt Nam

Y đức của người thầy thuốc được thể hiện qua thái độ làm việc và phục vụ, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Y đức còn góp phần giữ gìn hình ảnh người bác sĩ quý trọng sức khỏe, mạng sống của người bệnh. Đồng thời, đạo đức ngành y còn giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn của cán bộ y tế. Cùng với kiến thức chuyên sâu, y đức chính là cánh cửa giúp người hành nghề y dược tiến xa hơn trong ngành Y tế.

12 điều y đức của ngành y tế
Nhân viên y tế thể hiện sự tận tụy với người bệnh

12 điều y đức của ngành Y tế

Nhận biết được ý nghĩa quan trọng và thiết thực của y đức trong ngành Y tế, Bộ Y tế đã đưa ra quy định về y đức, yêu cầu mọi người hành nghề y tế tại Việt Nam cần tuân thủ, kể cả người nước ngoài. Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế đã trịnh trọng lồng kính và treo 12 điều y đức trong ngành Y tế như một lời nhắc nhở hàng ngày đối với các y tá, dược sĩ, bác sĩ…

12 điều y đức của Bộ Y tế ban hành ngày 6/11/1996 tập trung vào lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”. Cùng với đó, cán bộ y tế phải luôn đoàn kết, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ và xây dựng nền y học Việt Nam phát triển.

Tóm tắt 12 điều y đức của ngành Y tế Việt Nam:

Toàn văn quyết định số 2088/BYT-QĐ về 12 điều y đức của Bộ Y tế

  1. Nghiêm túc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn.
  3. Tôn trọng quyền của bệnh nhân như được khám và chữa bệnh, quyền riêng tư, không phân biệt đối xử…
  4. Có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà bệnh nhân.
  5. Xử lý kịp thời, khẩn trương người bệnh cấp cứu.
  6. Kê đơn thuốc phù hợp, an toàn.
  7. Không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ.
  8. Dặn dò chu đáo cho người bệnh khi họ được xuất viện.
  9. Cảm thông, chia buồn khi người bệnh tử vong.
  10. Tôn trọng, đoàn kết với đồng nghiệp.
  11. Tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm khi thiếu sót.
  12. Tham gia tích cực và gương mẫu trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.

Bên cạnh 12 điều y đức của Việt N

Một số điều y đức nổi tiếng khác của các bậc danh y trên thế giới

Bên cạnh 12 điều y đức của Việt Nam, các sinh viên y dược ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã được truyền đạt và buộc ghi nhớ những điều y đức nổi tiếng khác của các bậc danh y trên thế giới.

Lời thề Hippocrates (cha đẻ của Y học phương Tây) là lời thề thường được các sinh viên y dược đọc trong lễ tốt nghiệp và đi cùng họ trong suốt cuộc đời hành nghề y. Theo đó, người bác sĩ nguyện tôn trọng những thành quả y học của ông cha và sẵn sàng truyền đạt, chia sẻ lại kiến thức đó cho những thế hệ kế tiếp, không ngại học hỏi từ đồng nghiệp. Luôn vì lợi ích của người bệnh, hết mình vì sự sống người bệnh… Nếu không vi phạm lời thề, người bác sĩ sẽ được hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng và nhớ đến mãi về sau.

Ngoài ra, quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA – World Medical Association) cũng đã quy định rõ những nhiệm vụ của người thầy thuốc đối với chính bản thân mình và bệnh nhân.

12 điều y đức của Bộ Y tế tuy chưa thật đầy đủ và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, nhưng vẫn đóng góp một phần không nhỏ trong việc gìn giữ hình ảnh lương y như từ mẫu.

am, các sinh viên y dược ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã được truyền đạt và buộc ghi nhớ những điều y đức nổi tiếng khác của các bậc danh y trên thế giới.

Lời thề Hippocrates (cha đẻ của Y học phương Tây) là lời thề thường được các sinh viên y dược đọc trong lễ tốt nghiệp và đi cùng họ trong suốt cuộc đời hành nghề y. Theo đó, người bác sĩ nguyện tôn trọng những thành quả y học của ông cha và sẵn sàng truyền đạt, chia sẻ lại kiến thức đó cho những thế hệ kế tiếp, không ngại học hỏi từ đồng nghiệp. Luôn vì lợi ích của người bệnh, hết mình vì sự sống người bệnh… Nếu không vi phạm lời thề, người bác sĩ sẽ được hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng và nhớ đến mãi về sau.

Ngoài ra, quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA – World Medical Association) cũng đã quy định rõ những nhiệm vụ của người thầy thuốc đối với chính bản thân mình và bệnh nhân.

12 điều y đức của Bộ Y tế tuy chưa thật đầy đủ và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, nhưng vẫn đóng góp một phần không nhỏ trong việc gìn giữ hình ảnh lương y như từ mẫu.

 

Leave a Reply