Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

Đào tạo ngành y nội dung quyết định cấp bậc (tham khảo)

sinh viên y nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Sinh viên ngành Y thực hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (minh họa)

Nội dung ý kiến này giúp hiểu đúng về chức danh và những thay đổi trong đào tạo nghề y ở Việt Nam trong việc hướng đến hội nhập với thế giới. Tuổi Trẻ xin giới thiệu.

Danh xưng và bằng cấp

Tôi thấy về cách tuyển sinh và thời gian đào tạo bác sĩ, hiện Việt Nam đang tổ chức khá giống Úc. Ở Úc – cũng như ở Việt Nam, đa số các ĐH tuyển sinh viên y khoa từ các học sinh tốt nghiệp trung học với điểm thi xuất sắc. Sau 6 năm, các sinh viên Úc tốt nghiệp với 2 bằng cử nhân: MBBS (cử nhân y khoa và cử nhân giải phẫu).

Tuy bằng cấp là cử nhân, nhưng danh xưng là “Doctor”. Chữ “Doctor” ở đây hiểu theo nghĩa là “bác sĩ”, chứ không phải là “tiến sĩ” vì về bản chất, trình độ đào tạo là cấp cử nhân.

Tuy nhiên, về đào tạo sau ĐH thì Việt Nam có phần khác so với Úc. Ở Úc không có chương trình đào tạo “chuyên khoa 1” và “chuyên khoa 2”. Thay vào đó, Úc có chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa, chủ yếu là do các trường “college” phụ trách.

Tuy danh xưng là “college” nhưng đó không phải là trường CĐ, mà là các tổ chức chuyên khoa. Các bác sĩ sau khi tốt nghiệp cử nhân và qua vài năm làm trong bệnh viện có thể được tuyển chọn vào các college để huấn luyện thành bác sĩ chuyên khoa. Thời gian huấn luyện tối thiểu là 3 năm.

Tóm lại, ở Úc, từ lúc vào ĐH đến lúc trở thành bác sĩ chuyên khoa phải mất ít nhất là 12 năm.

Song song với hệ thống đào tạo chuyên khoa là hệ thống đào tạo mang tính hàn lâm. Sau khi tốt nghiệp MBBS, các bác sĩ có thể ghi danh học thêm để có những bằng cấp như Doctor of Medicine (MD, tức tiến sĩ y khoa), Masters (thạc sĩ) hay Doctor of Philosophy (PhD, tiến sĩ). Thông thường, các bác sĩ có bằng cấp PhD mới được hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Như trình bày ở trên, số năm học không nói lên học vị. Nội dung học gì mới nói lên cấp bậc của học vị. Nếu cho rằng vì sinh viên học đến 6 năm nên bằng cấp của họ tương đương với thạc sĩ, tôi e rằng lẫn lộn về học vị và danh xưng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - giáo sư Trường St. Vincent's
Ông Nguyễn Văn Tuấn – giáo sư Trường St. Vincent’s thuộc Khoa y, ĐH New South Wales (Úc)

Nên bỏ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2

Tôi thấy ở Việt Nam có quan điểm cho rằng chuyên khoa 1 tương đương với thạc sĩ, còn chuyên khoa 2 tương đương với tiến sĩ, nhưng tôi e rằng có sự lẫn lộn về đào tạo thực hành lâm sàng và đào tạo hàn lâm (nghiên cứu). Không có sự tương đương ở đây vì một bên là thực hành nghề (chuyên khoa 1, 2), một bên là hàn lâm (thạc sĩ, tiến sĩ).

Vậy Việt Nam đào tạo ngành y nên như thế nào để hội nhập thế giới?

Đa số những người ở Úc sẽ lấy hệ thống Úc (học 6 năm, tốt nghiệp MBBS), nhưng tôi không thích hệ thống đó. Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên theo hệ thống của Mỹ. Thật ra, một số trường ĐH Úc hiện nay cũng theo hệ thống đào tạo bác sĩ như Mỹ, không nhận học sinh tốt nghiệp trung học vào trường y nữa, mà nhận từ cử nhân hoặc cao hơn vào trường y.

Tôi chọn mô hình này (sau ĐH) vì việc đào tạo ra bác sĩ, một nghề cao quý liên quan đến tính mạng con người, đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng, đối nhân xử thế chững chạc, trưởng thành.

Ví dụ tôi có học trò gốc Việt sinh ra ở Úc đã hoàn thành tiến sĩ, muốn học y cũng phải “trầy vi tróc vảy”, thi lần 2 mới đậu ngành y. Do đó, sau khi tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ, các ứng viên có trình độ tốt để theo học y khoa.

Theo mô hình này, ở Úc các ứng viên còn phải qua phỏng vấn, kể cả bộ câu hỏi tinh lọc giúp trường y phân biệt xem “mắt sinh viên có… đôla trong đó không?” vì có nhiều ứng viên chỉ nghĩ học bác sĩ ra để làm kiếm tiền, trường sẽ không mặn mà với những trường hợp đó.

Tuyển sinh từ học sinh trung học 18 tuổi, qua 6 năm đào tạo, các em học rất nhiều nhưng không chuyên sâu. Đến 24 tuổi ra trường, có danh xưng là bác sĩ, tuổi đời còn quá trẻ, đối nhân xử thế có nhiều khi chưa sâu sắc, tiếp xúc bệnh nhân cũng sẽ có nhiều hạn chế – điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở Úc. Do vậy, tôi nghĩ Việt Nam nên thay đổi đào tạo theo mô hình của Mỹ vì với mô hình này, sau khi tốt nghiệp là có bằng MD, tức tiến sĩ y khoa.

Thứ hai là vấn đề đào tạo chuyên khoa của Việt Nam. Nếu không theo mô hình của Mỹ, vẫn giữ mô hình 6 năm hiện nay và muốn hội nhập nên bỏ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Hãy tham khảo mô hình Úc, sau khi ra trường, muốn thành bác sĩ chuyên khoa thì phải thi vào trường college để được đào tạo chuyên khoa; còn muốn theo đuổi nghiên cứu khoa học thì học tiến sĩ (PhD).

Một bên là hàn lâm, một bên là thực hành, không lẫn lộn. Rất tiếc ở Việt Nam không có trường college chuyên khoa. Ở Singapore và Malaysia cũng không có các trường college chuyên khoa, nên các bác sĩ Singapore và Malaysia có thể qua Úc thi.

Đào tạo y khoa là đào tạo sau ĐH

Ở nước ngoài ngày nay có xu hướng theo mô hình đào tạo bác sĩ như là chương trình sau ĐH. Mô hình này phổ biến ở Mỹ, theo đó, các trường y chỉ tuyển sinh từ các ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân hoặc cao hơn và phải qua một kỳ thi tuyển MCAT. Một số thí sinh có thể đã tốt nghiệp tiến sĩ, nhưng họ vẫn phải qua kỳ thi MCAT để được tuyển vào học y khoa. Khi được tuyển, các ứng viên sẽ phải qua 4 năm đào tạo để trở thành bác sĩ và bằng cấp của họ là MD (Doctor of Medicine, tiến sĩ y khoa).

Leave a Reply