Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate làm giảm dung nạp đối với glucose đưa đến tăng đường huyết mạn tính. Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng lý tưởng và ngăn ngừa diễn tiến và biến chứng.

Dưới đây là sự phân bố bữa ăn hợp lý – điều độ về thời gian và ổn định lượng đường bột trong các bữa chính và phụ:

1. Cách phân chia bữa ăn

  • Nên chia bữa ăn đều đặn gồm 3 bữa chính hoặc ngoài 3 bữa chính có thêm 1 – 2 bữa phụ (bữa phụ nên chọn các loại rau quả,…). Năng lượng các bữa có thể được phân bố như sau: sáng 20-25% tổng năng lượng, trưa 30-35 %, chiều 25-30%, bữa phụ 10%
  • Giờ giấc ăn phải ổn định, phù hợp với thời gian dùng thuốc. Nếu đang dùng insulin, nên có bữa phụ trước khi đi ngủ để tránh cơn hạ đường huyết ban đêm.
  • Số lượng carbohydrate trong các bữa ăn nên ổn định.
Người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn với các nhóm thực phẩm khác nhau

2. Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm nên dùng

  • Thực phẩm giàu carbohydrate phức như cơm, gạo, bún, mì, phở, khoai, bắp, bánh mì, ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc. Nên chọn: gạo lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc nguyên cám thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…
  • Các loại hạt đậu đỗ, đậu tương, đậu nành, đậu phụ,…
  • Các loại thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như thịt nạc, cá nạc, tôm,…
  • Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng,..)
  • Ăn đa dạng các loại rau, các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: mận, thanh long, bưởi, ổi, dưa chuột, củ đậu, đu đủ chín,…
  • Chọn sữa có chỉ số đường huyết thấp: sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường, các loại sữa cho người bệnh đái tháo đường…

Thực phẩm hạn chế dùng

  • Các loại đường đơn: đường cát, đường phèn, đường thốt nốt, đường mía, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây ép,…
  • Chất tạo ngọt.
  • Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm,…
  • Hạn chế ăn mặn: không nêm mặn, không chấm thêm nước mắm, nước tương hoặc muối khi ăn.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: mỡ động vật, thịt đỏ, óc, tim, gan, cật, da…), thức ăn chiên, xào, rán, đồ ngọt, bơ, sữa toàn phần,…

 Thực phẩm không nên dùng

  • Các loại quả sấy khô, các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, mứt các loại.
  • Rượu, bia, nước ngọt có đường…
  • Thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, giò chả, tương…), các loại hải sản khô (cá khô, tôm khô, mực khô…), thực phẩm muối chua,..

 Chế biến thực phẩm

  • Hạn chế món rán, các loại mỡ động vật, thịt gà ăn nên bỏ da
  • Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng
  • Chế biến thực phẩm dưới dạng luộc hầm
  • Hạn chế sử dụng các loại nước ép, xay sinh tố nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng các món chiên rán

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

 

Leave a Reply