Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

Dược sĩ chỉ ra 8 sai lầm thường hay mắc khi sử dụng thuốc

Ai cũng có lúc phải dùng thuốc. Nhưng không phải ai cũng biết dùng thuốc đúng cách.
Có những sai lầm khi sử dụng thuốc, mọi người dễ gặp phải, nhưng cần phải tránh để thuốc phát huy hiệu quả nhất trong điều trị bệnh. Cùng Dược sĩ Trần Minh Thành chỉ ra 8 sai lầm thường hay mắc phải khi sử dụng thuốc.

Không đọc hướng dẫn sử dụng thuốc

Với mỗi loại thuốc luôn có tờ “hướng dẫn sử dụng thuốc” kèm theo kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (thuốc OTC). Trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn trình bày thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng thuốc, thận trọng và chống chỉ định của thuốc, cách giảm nguy cơ gặp các tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc. Những thông tin này rất cần thiết để bạn hiểu về thuốc mà bạn đang sử dụng để dùng sao cho an toàn. Bản thân có nằm trong đối tượng chống chỉ định của thuốc không, cơ địa có bị dị ứng với loại thuốc đó không? Khi dùng thuốc này nên kiêng những thực phẩm nào?… Đó là lý do tại sao người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Không tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng

Để tránh tương tác bất lợi, khi bác sĩ kê một thuốc mới, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tất cả thuốc không kê đơn và kê đơn, các loại thực phẩm bạn hay sử dụng, hỏi ý kiến dược sĩ về việc liệu có tương tác với mỗi thuốc kê đơn hay không. Càng sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc thì nguy cơ gặp tương tác thuốc càng cao.

8 sai lầm thường hay mắc khi sử dụng thuốc
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc , phải tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh không nên ngần ngại đặt ra các câu hỏi với thầy thuốc về những vấn đề mà mình còn băn khoăn khi dùng thuốc. Mục đích cuối cùng là dùng thuốc sao cho đúng, an toàn và hiệu quả.

Sai lầm về thời gian dùng thuốc

Khi dùng loại thuốc nào cần hỏi kỹ bác sĩ về thời gian dùng thuốc: Ngày uống mấy lần, uống trước hay sau bữa ăn… Không được tùy tiện thích uống thuốc lúc nào là uống. Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả 3 lần vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại “thiếu thuốc” nên việc điều trị không đạt hiệu quả. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn”, bạn cần dùng trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ (khi dạ dày còn trống) và ngược lại thuốc uống sau ăn, nghĩa là uống khi dạ dày đã có thức ăn.

Nghiền hoặc bẻ nhỏ thuốc cho dễ uống

Sẽ nguy hiểm khi cho rằng có thể đập vụn hoặc bẻ nhỏ các viên thuốc lớn để khiến chúng dễ nuốt hơn hoặc khiến việc uống chúng dễ dàng hơn bằng cách trộn với thức ăn. Hầu hết các viên thuốc đều có lớp vỏ bọc. Các lớp vỏ này lại cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng. Đây chính là yếu tố quyết định liệu viên thuốc hoặc viên con nhộng có an toàn để nghiền nát, bẻ vỡ hoặc hòa tan trước khi uống hay không. Phần lớn các dạng thuốc viên nén, viên bao, viên nhộng, nang mềm… đều dùng để uống trọn cả viên, không được nghiền nhỏ, bỏ vỏ thuốc, bẻ vụn chia thành nhiều liều… vì các vỏ này có tác dụng bảo vệ thuốc khỏi bị phân hủy bởi dịch axit của dạ dày và giúp thuốc xuống ruột mới tan; tránh mùi vị khó chịu để dễ uống; có tác dụng để hoạt chất giải phóng từ từ và liên tục khi nó di chuyển trong cơ thể. Do đó, việc cắt vụn viên thuốc thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng.

8 sai lầm thường hay mắc phải khi sử dụng thuốc
Dược sĩ chỉ ra 8 sai lầm thường hay mắc phải khi sử dụng thuốc

Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Nuốt thuốc khô

Một số người không dùng nước mà nuốt thuốc luôn, khiến thuốc không trôi được xuống mà mắc lại ở thực quản làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

Nằm uống thuốc

Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.

Sử dụng quá nhiều thuốc dạng kem

Thuốc dạng kem và dung dịch bôi ít gây tác dụng phụ hơn thuốc uống, nhưng do chứa hoạt chất nên chúng vẫn có thể gây quá liều. Đã có những trường hợp nguy kịch liên quan với bôi quá nhiều kem chứa thuốc giảm đau tại chỗ như methyl salicylate (một thuốc tương tự aspirin có trong một số sản phẩm xoa bóp cơ), nhất là khi kết hợp với những dạng thuốc giảm đau khác như thuốc viên hoặc miếng dán. Bôi quá nhiều kem steroid để điều trị những bệnh như chàm (eczema) có thể khiến da bị mỏng và nứt nẻ. Kem estrogen và progesterone cũng khiến nồng độ hormon tăng cao quá mức khi bôi, dẫn đến những triệu chứng đau vùng nhũ hoa.

Vì thế, việc điều trị bằng kem bôi cũng giống như mọi dạng thuốc khác, cần bôi đúng liều lượng và đúng số lần như được hướng dẫn. Chỉ cần phủ một lớp kem mỏng là đã đủ lượng thuốc để điều trị tại chỗ.

Theo DS. Trần Minh Thành – Báo Sức khỏe đời sống

 

 

Leave a Reply