Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

Nguy cơ từ nấm mốc và tồn dư lưu huỳnh trong dược liệu

Hiện nay, nhiều công ty sản xuất Dược quy mô và tiềm lực quá nhỏ, trình độ và khả năng sản xuất có hạn, dẫn tới các sản phẩm về dược phẩm do các công ty dược tại Việt Nam chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền) để giải quyết những bệnh lý thông thường. Trong số đó có rất nhiều sản phẩm lấy nguồn nguyên liệu là dược liệu sản xuất trong nước hoặc thu mua từ nhiều nguồn chưa dược kiểm soát chặt chẽ. Một số Dược liệu có điều kiện bảo quản không tốt, rất dễ bị ẩm mốc.

Khi hít phải nấm mốc nói chung và trên dược liệu nói riêng, cơ thể có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa,… Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn,…

Đa phần thuốc Đông y được điều chế từ thực vật vì thế chúng đều chứa các hoạt chất hữu cơ và đây là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây nấm mốc sinh sống và phát triển.

-Khi những vị thuốc này không được bảo quản tốt thì sẽ là điều kiện cho nấm mốc sinh sôi trở lại. Các loại nấm mốc này trong quá trình bám trên thành phẩm sẽ làm giảm dược tính của thuốc do bị nấm mốc phân hủy và thải ra độc tính, độc tính có trong nấm mốc có thể gây tử vong cho những người sử dụng.

-Chất độc đó có thể gây độc trên hệ thần kinh dẫn tới hiện tượng co giật, thắt mạch máu, gây độc trên hệ tiêu hóa dẫn tới rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy…Ngoài ra một số loại độc mạnh hơn có thể gây tử vong và ung thư.

Nguyên liệu chính của thuốc Đông y phần lớn được làm từ cây, cỏ, hoa, lá thu thập ở khắp nơi trên đất nước. Và vì thế nên quá trình điều chế ­- bảo quản thuốc Đông y có nhiều khó khăn vì không phải nhà thuốc nào cũng tuân thủ đúng quy trình để bảo quản được độ ẩm cần thiết và tránh ẩm mốc. Hiện nay có rất nhiều nhà thuốc, cơ sở thu hái nguyên liệu làm thuốc Đông y đã lấy lưu huỳnh làm chất bảo quản bất chấp đến việc sẽ nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Nhiều loại thuốc Đông y sau khi bị nấm mốc, độc tố của chúng sẽ tồn tại rất lâu, cả khi chúng ta đun sôi trên nhiệt độ cao thì cũng khó có thể phân hủy hết các độc tính của nấm mốc. Vì vậy khi sắc thuốc sẽ không thể nào phá hủy hoàn toàn những chất độc này dẫn đến ngộ độc hoặc gây tử vong cho người sử dụng.

Chính vì nguy cơ nấm mốc rất cao mà quy trình bảo quản khó khắn nên nhiều nhà thuốc, cơ sở chế biến nguyên – dược liệu làm thuốcđã sử dụng các loại hóa chất để bảo quản cho thuốc, tiêu biểu phải kể đến đó là lưu huỳnh.

Trong quy trình bào chế thuốc Đông y, xông lưu huỳnh là biện pháp chủ yếu để phòng chống mốc, tạo màu cho dược liệu. Tuy vậy, có nhiều cơ sở sản xuất vì chạy theo lợi nhuận nên bất chấp sử dụng lưu huỳnh vượt mức cho phép, gây nguy hiểm đến tính mạng của người tiêu dùng.

Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này nhận định, bảo quản bằng lưu huỳnh sẽ rất nguy hiểm bởi dược liệu đông y là những vị thuốc làm từ thực vật và từ da, xác động vật… những nguyên liệu dễ hút ẩm và lâu khô nên đây là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Do đó, trong quá trình xông, nếu xông quá nhiều lưu huỳnh sẽ lưu lại trên thuốc, vậy nên khả năng gây ung thư sẽ cao nếu tồn dư nhiều trong cơ thể. Khi bị dị ứng với lưu huỳnh, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể có các biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, khó thở, ngạt mũi… còn ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị tử vong.

Tất cả các loại thuốc bị ẩm mốc không nên được sử dụng kể cả Dược liệu và nguyên liệu làm thuốc khác. Việc ẩm mốc có thể gây hư hại đến thành phần chính của thuốc, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

ThS Lê Quốc Thịnh – Giảng viên Khoa Dược HMC Mỹ Đình

Leave a Reply