Chơi phỏm miễn phí - Trò chơi bài miễn phí

Sinh viên góp phần tuyên truyền nguy cơ khi mua thuốc trên mạng xã hội

Sinh viên Khoa Dược cần góp phần tuyên truyền bằng sự hiểu biết của mình để ngăn chặn việc mua bán thuốc trên mạng xã hội. Bán thuốc trên mạng xã hội, mua thuốc theo quảng cáo online sẽ có rất nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng…Thực tế hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên các trang mạng xã hội hiện nay khá tùy tiện, không được kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người dân.

Hình thức quảng cáo phổ biến nhất là mượn danh các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ… có uy tín hoặc người nổi tiếng. Hay đưa hình ảnh một số người bệnh không phải chuyên gia, bác sĩ giới thiệu, truyền miệng, mách loại thuốc này, thuốc kia tốt, mua để sử dụng. Cần phải có quy định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc và quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan chức năng từ khâu phát hiện, xử lý quảng cáo thuốc giả trên mạng xã hội, điều tra, thông tin cho người dân biết để phòng. Người dân tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc, tràn lan trên mạng xã hội”. Những quảng cáo thuốc nói quá sự thật, nội dung này phải được kiểm duyệt, xem xét trước mới được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông phản ánh một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh một số người nổi tiếng, sử dụng các danh hiệu như “nhà thuốc gia truyền”, “danh y”, “thần y” để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc điều trị các bệnh mãn tính trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.

Tại công văn số 286/BYT-QLD ngày 18-1-2023 về việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội, Bộ Y tế nhận định: Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại Luật Dược số 105/2016/QH13.

Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.

Đồng thời, có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter…, các nền tảng quảng cáo trên youtube, coccoc, chrome… và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo. Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Các thuốc bán trên mạng xã hội phần lớn đều không rõ nguồn gốc, giá cả không được kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ “tiền mất tật mang”. Vì vậy cần phải ngăn chăn bằng mọi biện pháp có thể để góp phần giữ sức khỏe an toàn cho người dân tránh được các nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

ThS Lê Quốc Thịnh – Giảng viên Khoa Dược

Leave a Reply